Lễ kỷ niệm Đức Thánh Linh Giáng Lâm và Ngày Truyền Giáo – 28/05/2023

ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT

(Công Vụ 2: 1-4; 17)

 

 

“1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”

“17 Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt,ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt;Con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên tri,Bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ,Và các người già cả sẽ có chiêm bao.”
“4 Hết thảy đều được ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH,…
“17 Đức Chúa Trời phán: TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT, ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt;…”
–> Chủ đề & LÀ CÂU KT CHÌA KHÓA :
“ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH
TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT”

I. “ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH” LÀ Ý MUỐN VÀ MẠNG LỆNH CỦA CHÚA “TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT”

II. NHẬN LÃNH ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH NGAY BÂY GIỜ VÀ MÃI MÃI


I. “ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH” LÀ Ý MUỐN VÀ MẠNG LỆNH CỦA CHÚA “TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT”:

 

I.1. “Lễ Ngũ Tuần” (Công vụ 2:1) & “những ngày sau rốt” (Công 2:17)

“1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ.”
“17 Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt,
ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt;…”
# Ý NGHĨA CỦA LỄ NGŨ TUẦN:
“Này là những kỳ lễ mà Đức Giê-hô-va đã định, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhất định…” (Levi 23:4).
“14 Mỗi năm ba kỳ ngươi sẽ giữ lễ kính ta. 15 …..17 Mỗi năm ba kỳ các người nam phải đến trước mặt Chúa, tức là Đức Giê-hô-va.” (Xuất 23: 14-17)
“Đền tạm của Môise cho chúng ta một kiểu mẫu trên đất này về những điều trên thiên đàng.” (Heboro 8:5).
Các buổi lễ hội (buổi lễ) của Chúa cho chúng ta sự hiểu biết thấu suốt tận trong cuốn lịch của Đức Chúa Trời- một chuỗi liên tục của những điều Ngài thực hiện trong quá khứ (và sẽ làm chứng trong tương lai).
Có Ba Buổi Lễ Chính được tuân thủ hàng năm: lễ Vượt Qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lều Tạm (cũng được biết dưới cái tên Lễ Trại (Booths) hoặc lễ Ở Tạm (Temporary Shelters).

 

I.1.1. Lễ Vượt Qua (cùng với Lễ bánh không men & trái đầu mùa):

* Thời gian : Tháng Tư (Abib).
* Ý Nghĩa : Chúa Giê-xu là Chiên Con của Lễ Vượt Qua
I Corinh 5:7 “7 Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi.”
* Lễ Vượt Qua Được Phục Hồi. Cuối cùng, những người như Martin Luther đã mang trả lại cho Hội thánh lẽ thật về “sự xưng công bình bởi đức tin”- đức tin trong công tác mà Đấng Christ đã thực hiện trên thập tự giá để đền trả (trả án thay) cho tội lỗi chúng ta.
Ông đã công bố “người công bình sống bởi đức tin” trong công việc của Đấng Christ, chứ không phải nơi công việc riêng, hoặc sự hành xác, hay sự hy sinh cá nhân của chúng ta.
Luther dạy rằng chúng ta được cứu “bởi ân điển qua đức tin”- mà ngay cả đức tin này cũng không phải là của riêng chúng ta, mà là sự ban cho của Đức Chúa Trời (Eph 2:8). Vào thời của Luther, Đức Chúa Trời đang PHỤC HỒI lại Lễ VƯỢT QUA cho Hội thánh!
Luther thấy rằng Chiên Con vô tội, không tì vít của Lễ Vượt Qua (Đấng Christ) đã đổ huyết của Ngài để bôi lên các cột cửa của tấm lòng chúng ta. Huyết này cứu chúng ta khỏi thiên sứ hủy diệt (ma quỷ).
Đức Chúa Trời nhìn thấy huyết và vượt qua chúng ta như một màn trướng bao phủ, bảo vệ. Ngài tha, không để chúng ta chịu đoán phạt và chết chóc. Tội lỗi chúng ta được huyết bao phủ.
Ấy chẳng phải bởi việc công bình của chúng ta đâu bèn là chính huyết Ngài đã cứu và tha mạng chúng ta. Thật chúng ta có một Lễ Vượt Qua tuyệt diệu làm sao! Chỉ cần chúng ta chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài như một món quà nhưng không.

 

I.1.2. Lễ Ngũ Tuần (Lễ Gặt hay Lễ mùa gặt):

* Thời gian : Tháng Năm / Sáu (Sivan )
Ngũ tuần –> 50 ngày (CN Phục sinh 17.04 –> 07 tuần X 7 ngày –> 05/06/2022.
* Ý Nghĩa : Giôên đã nói về ý nghĩa tiên tri của lễ này (Giô-ên 2: 28-32). Còn Phierơ thì công bố sự ứng nghiệm của lễ huy hoàng này lần đầu tiên tại Lễ Ngũ Tuần, sau khi Chúa Giêxu phục sinh.
* Phục Hồi Lễ Ngũ Tuần Đầu thế kỷ thứ 20 (1900) Đức Chúa Trời bắt đầu PHỤC HỒI LỄ NGŨ TUẦN (Lễ gặt trái đầu mùa). Vì vậy phần lớn Cơ-Đốc Nhân ngày nay đã ý thức được rằng kinh nghiệm lễ Ngũ Tuần vẫn còn nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho các thánh đồ.
Phong trào Ngũ Tuần phát triển nhanh chóng trên mọi miền của thế giới trong suốt thế kỷ này. Mùa gặt linh hồn tội nhân lớn nhất trong lịch sử Hội thánh đã được gặt hái từ chỗ rẽ của thế kỷ, định yếu là do giáo phái Ngũ Tuần.
Một mùa gặt thậm chí còn lớn hơn sẽ tới khi BUỔI LỄ LỀU TẠM (mùa gặt chính) được ứng nghiệm trong những năm sắp tới đây.
 

I.1.3. Lễ Lều Tạm (kèm với Lễ Thổi Kèn):

* Thời gian : Tháng Chín / Mười (Ethanim ).
* Ý Nghĩa : “Phần xứ bảo đánh lấy hãy còn nhiều lắm” (Giosuê 13:1). Một mùa gặt thậm chí còn lớn hơn sẽ tới khi BUỔI LỄ LỀU TẠM (mùa gặt chính) được ứng nghiệm trong những năm sắp tới đây. Vinh hiển sẽ tới do tiếng kèn báo trước, ấy là ngày của sự Chuộc tội và Lễ Lều Tạm.
* Lễ Lều Tạm (kèm với Lễ Thổi Kèn) :
“Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.” (Mathio 24:31)
“trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa.” (I Corinh 15:52)
“Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết.”
(I Tesalonica 4:16)
 

I.2. Lời Chúa hứa:

Lời Chúa hứa với Hội Thánh đầu tiên nhận lãnh
– Luca 24:49 “…hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao.”
– Công 1:8 “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” ““1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”
 

I.2.1. “Gió” –> “Gió Thánh Linh”

” 1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi.”
Thổi bay “rác xác thịt” –> Đời sống mới:
“GIÓ” –> “pnyoo-mair” (Hy văn): một luồng khí…
“ruwach” (Hê-bơ-rơ) : hơi thở, linh khôn ngoan hoặc thậm chí, là linh mạnh mẽ.
“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8)
Sáng 2:7 “…hà sanh khí (“ruwach”) vào lỗ mũi;”
Exechien 37:1-10 “5 … Nầy, ta sẽ phú hơi thở (“ruwach”) vào trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống.” (Từ trũng hài cốt khô)
” 1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi.”
– Từ ngữ “gió” được dịch từ cả từ ngữ Hybá lẫn Hylạp đều có nghĩa là “hơi thở” để thở, để thổi. Hy văn “pnyoo-mair” được dịch từ một chữ có nghĩa là “một luồng khí”, một hơi thở, một làn gió, và điều là một hình thái của hơi thở Gió là Linh, một nguyên tắc của sự sống, thuộc về tinh thần, siêu phàm, thần linh, sự sống, Linh. Văn Hy bá là “ruwach” (roo-akh), được dịch là “gió”, có nghĩa là “hơi thở”, linh khôn ngoan hoặc thậm chí, là linh mạnh mẽ. Những sự tỏ ra và những chức năng của gió là không khí, là cơn giận, luồng hơi, sự nổ, mát lạnh, sự can đảm, khả năng trí tuệ.. “Gió”, “nước” và “lửa” đều là những biểu tượng của Thần Đức Chúa Trời và tượng trưng cho nhiều chức năng khác nhau của Linh. Gió thổi luôn chuẩn bị cho sự dâng tràn của nước sông. Tức là của dòng nước sống. Đức Thánh Linh ấy, như dòng sông phải lưu ra từ chúng ta, và gió của Đức Chúa Trời luôn luôn dành cho mục đích ấy.
• 1980 : Khởi đầu từ Hàn Quốc, sau đó nhiều Sân vận động được mở ra để cầu nguyện trong sự vận hành mạnh mẽ của Đức Thánh Linh –> 1980 INDONESIA PHUC HƯNG
–> 1989 ĐỨC THÁNH LINH THĂM VIẾNG TẠI VN.
• 1990 : Mọi quốc gia đều có mạng lưới cầu nguyện :
+ Cầu nguyện 24/24.
+ Cầu nguyện bộ hành.
+ Cầu nguyện qua khung cửa sổ 10/40 (Từ Tây Phi –> Nhật).
• 2003 : Cầu nguyện ngày & đêm.
# Những phương tiện truyền thông –> Youtube / FB / Zoom…
Tit 3:5 5 không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh
“Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa!” (I Cô-rinh 12:3b)
– Trong thời đại thông tin : 50 triệu người đã tin Chúa trong vòng 07 năm qua trang web : www.globalmediaouttreach (Online Missions : Global Media Outtreach).
 

I.2.2. Lưỡi bằng lửa :

“3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình.
Cong 2:3 3 Các môn đồ thấy những lưỡi như lưỡi lửa xuất hiện, tản ra và đậu trên mỗi người trong họ. [HĐTT]
Cong 2:3 3 Có những lưỡi như lửa xuất hiện, rải ra và đậu trên mỗi người. [BDM]
Cong 2:3 3 Các môn đệ thấy những chiếc lưỡi bằng lửa xuất hiện, đậu trên đầu mỗi người. [HĐ]
“4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”
“and began to speak with other Tongues” (Study Bible)
“speak in Tongues” (tạm dịch “Nói trong lưỡi” hay “Ngôn ngữ của lưỡi”)
“11 cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời.”
Miệng – Cái lưỡi là quan thể để hiệp một hồn và thân. Nó cần được tra hàm như ngựa. Cái lưỡi là bánh lái điều khiển cả con tàu. Đức Chúa Trời không thể kiểm soát một người mà không kiểm soát lưỡi họ.
 
Gia 3: 2-12. “2 Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. 3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cũng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. 5 Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. 7 Hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. 9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. 10 Đồng một miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. 11 Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? 12 Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.”
 

II. NHẬN LÃNH ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH NGAY BÂY GIỜ, LIÊN TỤC VÀ GIỮ MÃI MÃI:

 

II.1. Gương của Chúa Giê-xu:

# ĐỨC CHÚA GIÊ-XU LÀ GƯƠNG MẪU CHO CHÚNG TA.
Đức Chúa Giê-xu đã là một con người thuần túy khi Ngài sống trên đất và cả Kinh Thánh bảo rằng Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Ngài bằng Thánh Linh và quyền phép. Đức Chúa Trời làm điều đó cho Đấng mà Ngài đã bổ nhiệm.
Đức Chúa Giê-xu cần ơn xức dầu để rao giảng bằng Phúc âm.
Lu 4:18 “Thần của Chúa ngự trên Ta;
Vì Ngài đã xức dầu cho Ta đặng truyền Tin lành cho kẻ nghèo”.
Cong 10:38 “thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jê-sus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi họ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài”.
Nếu như Đức Chúa Giê-xu thi hành chức vụ với tư cách là Con Đức Chúa Trời, Ngài sẽ không cần sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, Ngài đã ở trong địa vị là A-đam sau cùng, như một con người, như một Đức Chúa Trời trong xác thịt; do đó, Ngài cần thực thi công tác qua sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Điều nầy cũng ứng dụng tương tự cho các Cơ-đốc nhân ngày hôm nay.

 

II.1.1. SỰ XỨC DẦU.

CÙNG MỘT SỰ XỨC DẦU NHƯ CHÚA GIÊ-XU
Chúng ta cần cùng một sự xức dầu như Chúa đã nhận để thực hiện những công việc mà Ngài đã từng làm. Chúa phán với mọi tín đồ phải làm công việc của Ngài. Ngài không phán riêng với các sứ đồ hay với những người đã từng trãi lâu năm, lão luyện trong các công tác. Đức Chúa Trời đưa ra một tiêu chuẩn chung cho mọi Cơ-đốc nhân, họ phải nhận lãnh cùng một sự xức dầu để thực hiện công việc mà Chúa Giê-xu đã làm.

Gi 14:12 “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha”.

 

II.1.2. Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh.

Cụm từ này mô tả ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong các tín đồ. Họ được “đầy dẫy Thánh Linh”. Điều này được làm thành trong ngày Lễ Ngũ Tuần “tất cả được đầy dẫy Thánh Linh, và bắt đầu nói các thứ tiếng như Thánh Linh cho họ nói” (2:4)
Quá trình được đầy dẫy Thánh Linh bắt đầu bằng sự đổ đầy đầu tiên. Rồi những kinh nghiệm được đổ đầy đến sau. Vậy, đây là một quá trình liên tục.
Phaolô nói về vấn đề nầy trong Eph 5:18 bằng cách dùng thì tiếp diễn “Hãy tiếp tục đầy dẫy Đức Thánh Linh ”. Để duy trì sự đầy dẫy Thánh Linh chúng ta cần uống nguồn cung cấp này mỗi ngày.
Được Báptem bằng Đức Thánh Linh. “Sự xức dầu của Vua ”cho bạn để nhận lãnh quyền phép sẽ đến từ Chúa Jêsus. Thánh Giăng nói rằng: “Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình…”(IGi 2:27). Dầu đó đã chảy từ trên đầu là Chúa Jêsus xuống thân thể là chúng ta.

 

II.1.3. Giăng Báptít đã nói về Chúa Jêsus rằng:

“Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép Báp- tem cho các ngươi… Nhưng Đấng đến sau ta… sẽ làm phép báp- tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa ” (Mat 3:11).
Lu 3:21-22 “Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báp-têm, Đức Chúa Jê-sus cũng chịu phép báp-têm. Ngài đương cầu nguyện thì trời mở ra, Đức Thánh Linh lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng Ta mọi đường”.
Giăng ngụ ý rằng Chúa Jêsus sẽ làm phép Báp-tem như cách ông đã làm, nhưng thay vì bằng nước, Ngài sẽ làm phép Báp-tem bằng Đức Thánh Linh.
II.1.3.1. Khao Khát Sự Báp-tem Bằng Đức Thánh Linh. Giăng đã làm phép báp-tem như thế nào? Những người muốn làm phép báp-tem đến cùng Giăng, khao khát ông làm phép báp-tem cho họ bằng nước. Bạn cũng phải đến cùng Chúa Jêsus, khao khát phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh.
II.1.3.2. Hãy để Chúa Jêsus làm báp-tem cho bạn. Dân chúng đã để cho Giăng làm báp-tem cho họ, họ không thử tự mình làm lấy. Cũng vậy, bạn phải để Chúa làm phép báp tem trong Đức Thánh Linh cho bạn.
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần:“Thình lình có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi ”(Cong 2:2). Chúa Jêsus đã làm phép báp tem cho họ khi họ đang ngồi, Họ không đang ở trong những trạng thái xúc động tôn giáo điên cuồng, cố gắng làm báp tem cho chính họ.
II.1.3.3. Được dìm trong Đức Thánh Linh Giăng Báp-tít đã dìm họ xuống nước sông Giô-Đanh. Chúa Jêsus sẽ làm phép báp-tem cho bạn trong Đức Thánh Linh. Ngài sẽ dìm bạn trong dòng nước thuộc linh là Đức Thánh Linh.
 
Như trong ngày lễ Ngũ tuần, bạn hãy lớn tiếng cầu nguyện, ca ngợi Chúa Jêsus và tiếp nhận Đức Thánh Linh trong danh của Ngài. Khi bạn cảm thấy Đức Thánh Linh đang đầy dẫy bạn, hãy để Ngài hành động qua môi miệng bạn bằng ngôn ngữ thiên đàng, cầu nguyện và tôn vinh Cha thiên thượng của bạn.
Khi Đức Thánh Linh ban cho bạn những lời nào đó, hãy dùng đức tin nói với Đức Chúa Trời. Bạn sẽ không hiểu được những lời đó nhưng Cha thiên thượng của bạn sẽ hiểu.
“Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Cong 2:4). Bạn cũng hãy làm như vậy.
Trong phép báp-tem này, bạn đã bắt đầu nhận được “sự xức dầu của vua”. Và rồi khi bạn cứ tiếp tục bước đi với Chúa Jêsus, bạn sẽ nhận được những sự xức dầu khác của Đức Thánh linh, HALÊLUGIA.

 

II.2. Hội Thánh đầu tiên:

Công 2:4 “4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói… 11… chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời.”
Công 4:31 “Khi đã cầu nguyện, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ.”
Công 6:3 “Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho.”
Chales Finney tuyên bố: “Tôi đã nhận được phép báp têm cách mạnh mẽ của Thánh Linh mà không lời nào có thể tả được tình yêu thương diệu kỳ tuôn chảy trong lòng tôi. Tôi đã khóc với sự vui mừng và tình yêu thương, tôi không hiểu nhưng tôi phải nói rằng mình đã hét lên những nỗi niềm không thể thốt thành lời trong lòng của tôi”.
II.3. Hội Thánh ngày nay:
II.3.1. Chưa kinh nghiệm –> nhận lời hứa của Chúa
“Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần Ta khắp trên mọi xác thịt; con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên tri. Phải, trong những ngày đó, Ta sẽ đổ Thần Ta khắp trên các đầy tớ trai và gái ta” (Công vụ 2:17, 18).
Ro 8:11 “Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.”
“Vì ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô. Ta sẽ đổ Thần Ta trên dòng dõi ngươi, và phước lành Ta trên những kẻ ra từ ngươi” (Es 44:3).
“Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được, hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần” (Thi 55:6)
“Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” (Gieremi 29:13).
“Vì Ngài làm cho lòng khao khát được thỏa thích, Khiến cho hồn đói được đầy dẫy vật tốt.” (Thi 107:9)
“Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được, hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần” (Thi 55:6)
“Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” (Gie 29:13).
“Vì Ngài làm cho lòng khao khát được thỏa thích, Khiến cho hồn đói được đầy dẫy vật tốt.” (Thi 107:9)  Giăng 7: 37-39
Thi Thiên 81 : 10b : “Hãy hả hoác miệng ngươi ra, thì ta sẽ làm đầy dẫy nó.”.
+ Giăng 7:37-39 “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. 38 Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. 39 Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy”.
II.3.2. Đã kinh nghiệm:
“12 Lửa trên bàn thờ phải cháy luôn luôn, không nên tắt. Mỗi buổi sáng thầy tế lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm, sắp của lễ thiêu lên trên, và xông những mỡ về của lễ thù ân tại đó. 13 Lửa hằng cháy luôn trên bàn thờ, chẳng nên tắt.” (Lê-vi ký 6: 12-13)
IITi 1:6 “Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta.” [TT]
IITi 1:6 6 Vì thế, ta nhắc con khơi cao ngọn lửa Thánh Linh mà Thượng Đế đã thắp sáng tâm hồn con sau khi ta đặt tay cầu nguyện. [HĐ]
II.3.2.1. Thật rùng mình khi biết rằng bạn có thể ở nơi này cầu nguyện, mà tác động đến những nơi ở khắp thế giới. Hội thánh ở tại Giêrusalem đã cầu nguyện và một Thiên sứ từ thiên đàng đã đến mở cửa ngục cho vị mục sư của họ, Simôn Phierơ được tự do, khi mà đáng lẽ ông đã phải mất đầu vào sáng hôm đó. Ở tại nhà bà Mari, họ đã đến trước mặt Chúa, lời cầu nguyện của họ đã thấu đến thiên đàng và một thiên sứ đã được sai đi lập tức để giải thoát cho nhà truyền đạo. Đó là cách của Đức Chúa Trời. (Công vụ 12:5-17)
II.3.2.2. Hội thánh thật được tạo thành bởi những tín hữu đã được tái sanh. Do kết quả của việc được sanh lại, những tín hữu này là những hữu thể Thần Linh. Chúa Jêsus phán trong Giăng 3:6 rằng “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần”. Chỉ những hữu thể thuộc linh mới có thể tương giao với Đức Chúa Trời, và có được điều đó là Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời là Thần nên Ngài tìm kiếm những hữu thể thần linh để thờ phượng Ngài. Khi một người được sanh lại, và trở nên một hữu thể thiêng liêng, như vậy người ấy được lập thành trên cùng một nền với Đức Chúa Trời. Nói cách khác, tạo vật mới có trong chính nó năng lực để tương giao để thưa chuyện và để lắng nghe Chúa.
II.3.2.3. Nhận sự sống từ Đức Thánh Linh –> để thay đổi chính mình và ảnh hưởng tích cực trên gia đình và cộng đồng.
IICo 3:6 “và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống.”
____________________________
“1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”
“17 Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt,
ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt;
Con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên tri,
Bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ,
Và các người già cả sẽ có chiêm bao.”